Xây dựng quy trình dưỡng da – Phần 4: Kem chống nắng
Kem chống nắng là thành phần tối quan
trọng trong quy trình dưỡng da. Nhưng nhiều người luôn nghĩ: mình đâu có đi ra
ngoài trời nắng, trời đâu có nắng hay mình đã mặc quần áo chống nắng, bịt kín mặt
nên đâu cần dùng kem chống nắng. Điều đó là Sai!!! Sai hoàn toàn.
Tổng
quan
Trong nắng có ba thành phần tia UV:
UVA: xuyên qua cửa kính, áo khoác, khẩu trang, mạnh từ
lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. Chúng ta hoàn toàn không cảm nhận được sức
nóng của tia này, nhưng nó lại có tác hại khôn lường, về lâu về dài gây nên
nám, tàn nhang, phá vỡ liên kết Collagen gây lão hóa.
UVB: cảm nhận được qua sức nóng, mạnh nhất từ
10am-4pm, làm phồng rộp, cháy rát da, da ửng đỏ, lột da. Nếu để tình trạng cháy
nắng diễn ra lâu và thường xuyên sẽ làm tăng 50% nguy cơ bị ung thư da.
UVC: cực kì độc hại, chiếu xuyên qua khi tầng Ozon bị
thủng, nguyên nhân chính gây ung thư da. Hiện nay các kem chống nắng chưa thể bảo
vệ da khỏi tia này.
Ngay cả khi trời nhiều mây, sẫm tối hoặc mưa
thì tia UV vẫn hoạt động từ 20-60%
Các kiểu che chắn đó chỉ một phần bảo vệ chúng ta khỏi
tác động của tia UVB (nóng rát da, cháy nắng) nhưng hoàn toàn vô dụng trước tia
UVA mà tác hại lại về lâu về dài khó khắc phục.
Vì thế, cách tốt nhất để chống nắng hiện nay vẫn là
dùng kem chống nắng.
Chỉ số chống nắng
SPF và PA:
SPF: chỉ số chống tia UVB
Chỉ số SPF cho thấy thời gian bảo vệ da của sản phẩm
là bao lâu.
Mọi người có thể tham khảo bài viết về cách tính thời
gian chống nắng của mình tại đây
PA: chỉ số chống tia UVA
Càng nhiều + thì mức độ chống tia UVA càng cao.
Kem chống nắng
vật lý và hóa học
Vật lý
|
Hóa học
|
|
Cách hoạt động
|
Bảo vệ da khỏi
tia UV bằng cách tạo lớp chắn trên bề mặt da rồi khuếch tán và phản xạ tia
UV không cho chúng xuyên thấu qua da
|
Bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách hấp thụ các tia này,
xử lý và phân hủy chúng trước khi chúng có thể làm hại da
|
Thành phần
chống nắng
|
Titanium dioxide
Zinc oxide
|
Avobenzone
Octinoxate
Octocrylene
Oxybenzo
|
Ưu điểm
|
- Bền vững
dưới nắng
- Lành tính.
Ít gây dị ứng
|
- Thấm
nhanh, không làm da bóng dầu, để lại vệt trắng ne
|
Nhược điểm
|
- Tạo vệt trắng
khi bôi
- Hơi bí da,
dễ gây bóng nhờn
(Có nhiều loại
kem chống nắng có thành phần cấu tạo từ vi hạt đã cải thiện được một phần nhược
điểm)
|
- Không bền
vững dưới nắng (nên bôi lại sau 2-3 tiếng dưới nắng)
- Phải bôi
trước khi ra ngoài 20-30 phút
|
Kem chống nắng
thế hệ mới: Tinosorb
Cách hoạt động: Vừa khuếch tán, vừa hấp thụ các tia
gây hại
Thành phần: Tinosorb S (Bis- ethylhexyloxyphenol
methoxyphenyl triazine), Tinosorb M (Methylene bis- benzotriazolyl
tetramethylbutylphenol)
Ưu điểm:
-
Phổ chống nắng
rộng giúp bảo vệ da khỏi hai loại tia UVA và UVB
-
Tính bền vững
cao không phải bôi lại liên tục
-
Không để lại
màng trắng trên da
Nhược điểm: Mặc dù không để lại màng trắng trên da
nhưng da sẽ hơi bóng (các bạn có thể khắc phục bằng cách dùng phấn phủ)
Chọn kem chống
nắng cho từng loại da
-
Da dầu: Với da dầu các
bạn nên chọn những loại kem chống nắng không gây nhờn (no sebum), không có dầu
(oil- free) hoặc chống nắng dạng gel, lotion, dạng xịt (những dạng lỏng, dễ thấm
vào da, không gây cảm giác nhờn). Ngooài ra các bạn có thể dùng phấn phủ thấm dầu
phủ lên lớp kem chống nắng để da không bóng nhờn
-
Da khô: Kem chống nắng
dạng kem có nhiều chất dưỡng ẩm sẽ phù hợp với da khô, đặc biệt các bạn nên chọn
loại có chứa thành phần chống lão hóa.
-
Da thường/ da hỗn hợp: Tùy thuộc vào thời tiết, tình trạng da bạn tiết nhiều dầu hơn bình thường
hay khô hơn các bạn có thể chọn như da dầu hoặc da khô. Dạng lotion sẽ hợp với
da bạn vì tính chất không gây nhờn nhưng vẫn đủ ẩm.
-
Da nhạy cảm
Các thành phần
da nhạy cảm nên tránh
|
|
-Avobenzone
-Benzophenone
-Butyl methoxydibenzoylmethane
-Isopropyl dibenzoylmethane
-Methylbenzylidene
camphor
|
- Octyl methoxycinnamate
- Para- aminobenzoic acid (PABA)
-
Phenylbenzimidazole sulfonic acid
|
-
Da mụn: Ngoài các
thành phần nên tránh như da nhạy cảm, bạn cũng nên chọn các loại không gây bít
lỗ chân lông, những loại không gây nhờn, nên chọn những loại lỏng nhẹ và tốt nhất
có chứa các thành phần kháng viêm.
Giới thiệu một
số sản phẩm tốt
Garnier AS
Creme Sensitiv LSF50+
Thành phần chống nắng: ETHYLHEXYL
SALICYLATE, BUTYL METHOXYDIBENZOYLMETHANE, TITANIUM DIOXIDE [NANO] / TITANIUM
DIOXIDE, OCTOCRYLENE, ETHYLHEXYL TRIAZONE, BIS-ETHYLHEXYLOXYPHENOL
METHOXYPHENYL TRIAZINE (Tinosorb S), DIETHYLHEXYL BUTAMIDO TRIAZONE. Sản phẩm thấm nhanh không
gây nhờn dính, không chứa nước hoa, chất tạo màu và chất bảo quản
|
|
La
Roche- Posay ANTHELIOS XL Ultra-leichtes Sonnenpflege FLUID LSF 50+
Thành phần
chống nắng: BUTYL METHOXYDIBENZOYLMETHANE, OCTOCRYLENE, C12-15 ALKYL BENZOATE,
ETHYLHEXYL TRIAZONE, Tinosorb S. Sản phẩm mỏng, nhẹ dành cho da dầu, da hỗn hợp. Sản phẩm có chứa cồn
nên gây cay mắt và các bạn da nhạy cảm với cồn nên chú ý.
|
|
Ladival Sonnen- und Kälteschutz LSF 30
Kem chống
nắng kết hợp son chống nắng. Thành phần chống nắng: Kem: Octocrylene,
Ethylhexyl Salicylate, Avobenzone, Tinosorb S und Titanium Dioxide (Nano),
Son: Avobenzone, Octocrylene, Tinosorb S und Titanium Dioxide (Nano). Kem
chống nắng dành cho da thường và da khô.
Sản phẩm dùng được cả cho vùng mắt, không chứa chất tạo màu, mùi, dầu khoáng
và chất bảo quản.
|
|
Innisfree
Daily UV Protection Cream Mild SPF35/PA++
Thành phần chống nắng tiêu biểu: ETHYLHEXYL METHOXYCINNAMATE,
ETHYLHEXYL SALICYLATE, TITANIUM DIOXIDE, OCTOCRYLENE, Tinosord S. Sản
phẩm lỏng, nhẹ thấm vào da rất nhanh không gây cảm giác khô da. Mình đã dùng hết
1 lọ và thấy kem không gây mụn.
|
|
Missha All
Around Safe Block Essence Sun SPF45 PA+++
Các thành phần chống nắng: Ethylhexyl Methoxycinnamate,
Ethylhexyl Salicylate, Phenylbenzimidazole Sulfonic Acid, Diethylamino Hydroxybenzoyl
Hexyl Benzoate, Tinosord S. Ngoài ra kem còn chứa chiết xuất trà xanh,
dưa chuột, lô hội Kem có dạng hơi đặc, khi mới bôi vào da thì có cảm giác hơi
bí nhưng sau 1,2 phút kem sẽ thấm hết vào da và không để lại cảm giác bí bách
cũng như vệt trắng. Kem không để lại mụn ẩn
|
|
Ultrasun
Extreme Gel SPF 50+
Kem chống nắng hết hợp giữa hóa học và vật lý (Tinosorb M, Uvinul
T 150, Titanium Dioxide, Tinosorb S, Uvinul A Plus, Ethylhexyl Salicylate)
sản phẩm dùng cho da nhạy cảm. Chúa
một hàm lượng nhỏ cồn không đáng lo ngại.
|
|
Bioderma Photoderm AKN Mat Fluid SPF 30
Kem chống nắng
chứa thành phần Octocrylene, Tinosorb M, Avobenzone. Sản phẩm dạng lỏng
dành cho da hỗn hợp và da dầu. Sản
phẩm chứa nước hoa, không chứa các chất tạo mùi gây dị ứng
|
|
Paula’s
Choice Extra Care Non-Greasy Sunscreen SPF 50
Kem chống nắng hóa học (Homosalate 10%,
Oxybenzone 6%, Octisalate 5%, Avobenzone 3%, Octocrylene 2%) dành cho da thường đến da dầu. Dùng cho mặt và
toàn thân. Dạng kem lỏng thấm nhanh chứa các chất chống oxi hóa như vitamin
C, A, E.
|
- Innisfree eco
safety no sebum sunblock SPF 35 PA+++ (kem chống nắng vật lý, không gây mụn,
phù hợp cho da nhạy cảm)
- Missha All
Around Safe Block Mild Sun SPF 30 (kem chống nắng vật lý)
- Bioderma Photoderm AR SPF 50+ (kem chống nắng
có màu)
- Vichy Ideal Soleil SPF 50
- A’pieu Daily pure block
Dùng kem chống nắng đúng cách:
- Thứ tự sử dụng: kem chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình skincare (sau lớp dưỡng ẩm) và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, nên chờ khoảng 15 phút trước khi bôi kem chống nắng để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả của kem chống nắng. Không mix kem dưỡng ẩm hoặc kem nền chung với kem chống nắng vì nó sẽ phá hủy công thức của kem chống nắng.
- Thời gian bôi kem trước khi ra nắng: nếu sử dụng kem chống nắng hóa học, nên đợi 20-30 phút sau khi bôi kem mới ra ngoài nắng để kem có thời gian thẩm thấu vào da và tạo nên lớp bảo vệ. Nếu là kem chống nắng vật lý thì không cần đợi. Kem chống nắng kết hợp vật lý và hóa học thì đợi 15-30 phút.
- Liều lượng sử dụng: sử dụng khoảng ¼ teaspoon (kích cỡ 1 đồng xu) kem chống nắng thì mới đủ lượng kem cần thiết che phủ cho cả khuôn mặt. Lớp kem phải đủ dày thì hiệu quả mới phát huy.
- Bôi lại thường xuyên trong ngày: bôi lại mỗi 3 tiếng đồng hồ nếu hoạt động ngoài trời, đổ mồ hôi nhiều hay đi bơi. Nên dùng giấy thấm dầu để thấm bớt lớp dầu thừa và bụi bẩn ra khỏi da trước khi bôi lại kem. Nếu có trang điểm và da đổ dầu quá nhiều thì tốt nhất là nên tẩy trang rồi bôi kem lại. Nếu môi trường làm việc trong nhà, cách xa cửa sổ có ánh nắng chiếu thì việc bôi lại kem chống nắng mỗi 3 tiếng cũng không cần thiết.
Những
lưu ý về việc chống nắng:
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày, thậm chí khi làm việc trong văn phòng, khi trời mưa, khi trời mát vì tia UV vẫn có thể chiếu xuyên mây, cửa kính, lớp vải quần áo.
- Thoa kem chống nắng mỗi ngày đặc biệt sau khi tẩy tế bào chết cho da, wax lông hay dùng các sản phẩm dưỡng da có chứa AHA, BHA, retinoids, sản phẩm dưỡng trắng hoặc đang dùng thuốc kháng sinh. Các sản phẩm trên đều làm cho da trở nên nhạy cảm với ánh nắng hơn.
- Kem chống nắng không thể được loại bỏ bằng nước hay sữa rửa mặt nên được được làm sạch bằng các loại tẩy trang chứa dầu như kem tẩy trang, dầu tẩy trang, sữa tẩy trang. Tẩy trang kem chống nắng trước khi đi ngủ nếu không muốn lỗ chân lông bị bít tắc hay da bị dị ứng.
- Thoa kem chống nắng lên cả vùng cổ chứ không chỉ vùng mặt, vì vùng cổ, vùng tai vì đây là vùng da mỏng, dễ bị cháy nắng và dễ bị lộ rõ dấu hiệu lão hóa nhất
- Chúng ta nên dùng kem chống nắng có chỉ số chống nắng phù hợp với da và môi trường sử dụng: Chọn loại có chỉ số cao dành cho những người có da trắng, da đẹp sẵn, da mỏng, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài. Nếu không tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời mà dùng chỉ số cao thì làm da dễ bị kích ứng, da bị khô
Nguồn tham khảo:
-
Các liệu pháp chăm sóc da hoàn hảo: Tác giả:
Baumann
-
Missha vn
-
The Skincare Junkie